Thông báo tình hình sinh vật gây hại cây trồng (Từ ngày 28/7/2021 đến ngày 03/8/2021)

1. Nhận xét tình hình sinh vật gây hại trong kỳ

– Trên cây lúa vụ Mùa năm 2021: Bọ trĩ TLH 6,0-15%, DTN 147,4 ha, gây hại cục bộ ở An Khê, Kbang, Krông Pa, Chư Păh. Bệnh đốm nâu TLH 8,0-35%, DTN 195,8 ha, gây hại rải rác tại Đức Cơ, Chư Păh, Pleiku, Đak Đoa… Tuyến trùng rễ TLB 1,9-30%, DTN 193,2 ha, gây hại tại Đak Đoa, Chư Păh, An Khê, Krông Pa… Sâu CLN TLH 5,0-25%, DTN 62,8 ha, gây hại cục bộ tại An Khê, Đức Cơ, Phú Thiện… Bệnh đạo ôn lá TLH 2,0-10%, DTN 15 ha, gây hại cục bộ tại Kbang, Ia Grai, Kông Chro.

– Trên cây rau: Ruồi đục quả (họ bầu bí), bệnh thán thư (cây ớt), sâu tơ (họ thập tự) gây hại rải rác tại các vùng trồng rau.

– Trên cây Cà phê: Bệnh gỉ sắt TLB 10-31%, DTN trung bình 20 ha, giảm so với tuần trước, phân bố tại các vùng trồng cà phê. Rệp sáp TLH 2,5-50%, DTN trung bình 335 ha, gây hại giảm so với kỳ trước. Bệnh rụng quả cà phê TLB 6,0-25%, DTN 285,7 ha, phân bố rải rác tại Chư Sê, Ia Grai. Bệnh khô cành, mọt đục cành gây hại rải rác tại các vùng trồng cà phê.

– Trên cây Tiêu: Bệnh vàng lá chết chậm TLB 7,5-28,6%, DTN nặng 344,7 ha. Bệnh héo chết nhanh TLB 5,6-15%, DTN 84 ha, phân bố rải rác tại các vùng trồng tiêu.

– Trên cây Điều: Bọ xít muỗi TLH 5,7-29%, DTN 924,5 ha, gây hại tại Ia Grai, Kông Chro, Krông Pa.

– Trên cây Cao su: Bệnh loét sọc mặt cạo TLB 1,0-10%, DTN 25 ha, gây hại cục bộ ở Chư Păh.

– Trên cây Chè: Bọ cánh tơ, mọt đục cành gây hại cục bộ tại Chư Păh. Các đối tượng sâu bệnh hại khác gây hại rải rác.

– Trên cây Mía: Xén tóc MĐ 0,4-2 con/m2, DTN 187 ha, gây hại tại Kbang, An Khê, Đak Pơ. Bọ hung MĐ 1-2 con/m2, DTN 81 ha, gây hại cục bộ tại Đak Pơ, An Khê. Bệnh trắng lá mía TLB 15-80%, DTN 327,9 ha (nhẹ 174,4 ha, trung bình 138,5 ha, nặng 15 ha), xuất hiện gây hại cục bộ tại Ia Pa.

Trên cây Sắn: Bệnh khảm lá virus hại sắn diện tích nhiễm 1.236,8 ha (nhẹ 997,4 ha, trung bình 129,5 ha, nặng 109,9 ha), phân bố tại thị xã Ayun Pa (84 ha), An Khê (284,7 ha) và các huyện Ia Pa (530 ha), Phú Thiện (79 ha), Krông Pa (157 ha), Chư Prông (48,8 ha), Kbang (34,3 ha), Đak Pơ (17 ha), Kông Chro (2 ha). Diện tích tăng so với kỳ trước 196,8 ha, tại các địa phương như Krông Pa (137 ha ), Chư Prông (48,8 ha), Phú Thiện (11 ha).

        Ghi chú: Bệnh khảm lá virus hại sắn trên địa bàn tỉnh tuy đã được khống chế nhưng có chiều hướng gia tăng. Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật đã và đang tiếp tục cử cán bộ chuyên môn bám cơ sở hỗ trợ, hướng dẫn các địa phương khoanh vùng, triển khai đồng bộ các giải pháp để khống chế, không để bệnh khảm lá virus lây lan ra diện rộng. Đối với những diện tích nhiễm nhẹ và trung bình nhổ bỏ và phòng trừ bằng các loại thuốc có hoạt chất Dinotefuran, Pymetrozine, tiêu hủy cục bộ những diện tích sắn bị nhiễm bệnh. Đối với những diện tích nhiễm nặng tiến hành nhổ bỏ, kịp thời tiêu hủy và chuyển đổi cây trồng để cắt đứt nguồn bệnh.

– Trên cây Ngô: Sâu keo mùa thu xuất hiện gây hại rải rác tại các vùng trồng ngô trên địa bàn tỉnh.

– Cây trồng khác: Sâu bệnh hại bình thường, diện tích và mật độ sâu bệnh hại thấp, mức độ gây hại không đáng kể.

2. Dự báo SVGH chủ yếu trong kỳ tới

–  Trên cây Lúa vụ Mùa năm 2021:

+ Trà sớm: Sâu đục thân, sâu cuốn lá nhỏ có xu hướng phát triển mạnh, bệnh đạo ôn lá tiếp tục gây hại. Bệnh khô vằn, rầy nâu có thể xuất hiện gây hại rải rác.

+ Đại trà: Sâu đục thân gây hại cục bộ. Bệnh đạo ôn gây hại rải rác.

+ Trà muộn: Bọ trĩ, tuyến trùng phát sinh gây hại trên các diện tích lúa đã gieo sạ.

– Trên cây Rau: Các đối tượng dịch hại trên rau các loại tiếp tục gây hại.

– Trên cây Cà phê: Hiện tượng rụng quả cà phê có thể gây hại tăng nhẹ. Bệnh gỉ sắt tiếp tục gây hại. Mọt đục cành, sâu đục thân, thán thư, rệp các loại gây hại rải rác trên cà phê KTCB.

– Trên cây Tiêu: Bệnh héo chết nhanh, bệnh vàng lá chết chậm tiếp tục gây hại do thời tiết nắng mưa xen kẽ. Rệp sáp gốc, bệnh tuyến trùng rễ có thể gia tăng gây hại.

– Trên cây Điều: Bọ xít muỗi, Sâu đục thân cành, sâu đục rộp lá,… tiếp tục gây hại.

– Trên cây Cao su: Bệnh loét sọc mặt cạo tiếp tục gây hại.

– Trên cây Chè: Bọ cánh tơ, mọt đục cành tiếp tục gây hại rải rác.

– Trên Cây Mía: Bệnh trắng lá mía, bọ hung, xén tóc, sâu đục thân tiếp tục gây hại.

– Trên cây ngô: Sâu keo mùa thu tiếp tục gây hại rải rác trên các vùng trồng ngô.

– Trên cây Sắn: Bệnh khảm lá virus gây hại tiếp tục gây hại trên các vùng trồng sắn.

3. Đề xuất biện pháp chỉ đạo phòng trừ SVGH chủ yếu trong kỳ tới

Nhằm giảm thiểu thiệt hại do sâu bệnh gây ra, các địa phương cần triển khai thực hiện các biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại theo Văn bản hướng dẫn số 643/SNNPTNT-BVTV ngày 11/3/2021 của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về tập trung chỉ đạo phòng, chống bệnh khảm lá virus hại sắn và một số đối tượng sâu bệnh hại nguy hiểm trên cây trồng; Văn bản số 132/CB-CCTTBVTV ngày 12/3/2021 của Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật về việc Cảnh báo tình hình rệp sáp hại cà phê và các biện pháp chỉ đạo phòng trừ trong thời gian tới; Văn bản số 276/CCTTBVTV-BVTV ngày 25/5/2021 của Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật về Tăng cường hướng dẫn sản xuất, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh hại cây trồng trong vụ Mùa năm 2021; Văn bản 1568/SNNPTNT-TTBVTV ngày 26/5/2021 của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc Hướng dẫn các biện pháp phòng trừ chuột bảo vệ sản xuất trồng trọt; Văn bản số 1734/SNNPTNT-CCTTBVTV ngày 08/6/2021 của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc Hướng dẫn biện pháp phòng trừ bệnh trắng lá mía trên địa bàn tỉnh Gia Lai; Văn bản số 357/CCTTBVTV-BVTV ngày 23/6/2021 của Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật về việc Tăng cường phòng trừ bệnh trắng lá mía trên địa bàn tỉnh; Văn bản số 358/CCTTBVTV-BVTV ngày 23/6/2021 của Chi cục Trồng trọt và bảo vệ thực vật về việc Tăng cường phòng trừ bệnh khảm lá virus hại sắn trên địa bàn tỉnh; Văn bản số 2535/SNNPTNT-CCTTBVTV ngày 04/8/2021 của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc Tập trung triển khai quyết liệt các biện pháp phòng trừ bệnh khảm lá virus hại sắn trên địa bàn.

– Trên cây Lúa vụ Mùa năm 2021: Thăm đồng thường xuyên phát hiện các đối tượng dịch hại kịp thời để xử lý sớm khi đạt ngưỡng phòng trừ nhất là đối với rầy nâu, bệnh đạo ôn, khô vằn. Theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết để điều tiết nước dư trên ruộng tránh ngập úng trong mùa mưa.

– Trên cây rau các loại: Ứng dụng biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp IPM vào phòng trừ và sản xuất rau theo quy trình rau an toàn, chương trình ViệtGAP trên rau, sản xuất rau hữu cơ.

– Trên cây cà phê: Kiểm tra sự phát sinh gây hại của rệp sáp, rệp vảy, mọt đục cành để có biện pháp xử lý kịp thời không để lây lan, phòng trừ bệnh gỉ sắt, tảo đỏ gây hại cà phê sớm để tránh hiện tượng rụng lá. Bón phân đầy đủ, cân đối và kịp thời để giảm thiểu hiện tượng rụng quả trong thời gian tới. Các vườn cà phê tái canh khi thực hiện cần tuân thủ theo Quy trình tái canh cà phê vối ban hành kèm theo Quyết định số 2085/QĐ-BNN-TT, ngày 31/5/2016 của Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

        – Trên cây tiêu: Đối với vườn hồ tiêu kinh doanh: Bón phân cân đối, kịp thời để cho cây khỏe, nuôi quả. Củng cố lại hệ thống thoát nước, kiểm tra và phát hiện sớm bệnh tảo đỏ để phòng trừ nhằm tránh rụng quả đồng loạt, kiểm tra và phát hiện bọ xít lưới để phòng trừ kịp thời. Cắt tỉa cành và dây hồ tiêu bị bệnh, sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật sinh học và thuốc bảo vệ thực vật ít độc hại để phòng trừ theo nguyên tắc 4 đúng. Đối với vườn kiến thiết cơ bản: Bón phân cân đối, đầy đủ, chú ý không bón sát gốc, kiểm tra phát hiện rệp mềm hại đọt non để phòng trừ sớm.

          – Trên cây mía: Thường xuyên kiểm tra đồng ruộng, phát hiện và kịp thời tổ chức tiêu hủy nguồn bệnh trắng lá mía trên đồng ruộng. Cụ thể:

+ Đối với diện tích mía bị nhiễm bệnh trắng lá ở mức độ nhẹ (dưới 30%) và mức độ trung bình (từ 30-60%): Tiến hành đào bỏ, tiêu hủy triệt để các bụi mía bị nhiễm bệnh nặng; đồng thời, chăm sóc, bón phân cân đối, giúp cây phát triển tốt, vượt ngưỡng gây hại của bệnh.

+ Đối với diện tích bị nhiễm bệnh trắng lá mía ở mức độ nặng (tỷ lệ bệnh trên 60%): Hướng dẫn người dân tiêu hủy toàn bộ diện tích và chuyển đổi sang trồng cây trồng khác có hiệu quả kinh tế và đầu ra ổn định.

        – Trên cây sắn: Tiếp tục cử cán bộ chuyên môn bám địa bàn, hướng dẫn phòng chuyên môn, UBND cấp xã tiếp tục tổ chức rà soát, khoanh vùng, đánh giá, phân loại mức độ gây hại của bệnh; vận động, khuyến cáo, hướng dẫn người dân tiêu hủy kịp thời nguồn bệnh đảm bảo đúng quy trình. Những diện tích nhiễm nặng trên 70% cần nhổ bỏ tiêu hủy toàn bộ; diện tích bị nhiễm bệnh ở mức độ nhẹ, trung bình tiến hành nhổ bỏ cục bộ những cây bị bệnh nặng và phun thuốc có chứa hoạt chất Dinotefuran, Pymetrozine để phòng trừ, hạn chế lây lan. Đồng thời hướng dẫn UBND cấp xã có diện tích sắn bị nhiễm bệnh khảm lá khẩn trương thành lập Tổ chỉ đạo để tăng cường, đẩy mạnh việc tổ chức thực hiện đồng bộ, quyết liệt các biện pháp phòng trừ, kiên quyết khống chế không để bệnh lây lan, phát sinh thành dịch.

        – Trên cây ngô: Tăng cường tổ chức thông tin, tuyên truyền cho người trồng ngô nhận diện được về đặc điểm sinh học, quy luật phát sinh gây hại và các giải pháp do cơ quan chuyên môn hướng dẫn (Quy trình kỹ thuật phòng, chống sâu keo mùa thu đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành kèm theo Quyết định số 218/QĐ-BNN-BVTV ngày 16/01/2020). Phun thuốc trừ đồng loạt bằng các loại thuốc có chứa hoạt chất như Spinetoram, Indoxacarb, Lufenuron, Emamectin benzoate, Abamectin Chlorantraniliprole + Thiamethoxam để sử dụng phòng trừ sâu keo mùa thu khi tuổi sâu còn nhỏ (tuổi 1-2), mật độ trên >4 con/m2; sâu keo mùa thu phát sinh giai đoạn ngô từ 3-6 lá phun kép từ 2-3 lần, mỗi lần cách nhau khoảng 7-10 ngày, khi phun hướng vòi phun vào cây ngô.

         – Trên cây điều: Tăng cường kiểm tra đồng ruộng nếu thấy bọ xít muỗi xuất hiện và gây hại tiến hành sử dụng các hoạt chất như Citrus oil, Permethrin để phòng trừ. Phòng trừ bọ xít muỗi hại điều theo Văn bản số 453/BVTV-QLSVGHR ngày 15/3/2017 của Cục Bảo vệ thực vật về việc ban hành Quy trình kỹ thuật quản lý bọ xít muỗi và bệnh thán thư hại điều.

          – Trên cây cao su: Thường xuyên kiểm tra vườn để phát triển sớm các đối tượng dịch hại và có biện pháp xử lý kịp thời.

          – Trên cây chè: Thường xuyên thăm vườn chè để phát hiện sớm vết đục của mọt đục cành. Nếu phát hiện mọt đục cành gây hại người dân tiến hành cắt bỏ cành bị mọt gây hại, đem đi đốt để hạn chế lây lan ra diện rộng.

          – Trên cây trồng khác: Theo dõi diễn biến của các đối tượng dịch hại, nếu phát hiện sâu bệnh xuất hiện gây hại thì báo ngay cho Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp các huyện, thị xã, thành phố hoặc Chi cục Trồng trọt và BVTV tỉnh (điện thoại 02693.872.360) để được hướng dẫn biện pháp xử lý kịp thời, hiệu quả./.

Tin khác