Thông báo tình hình sinh vật gây hại cây trồng (Từ ngày 21/9/2023 đến ngày 27/9/2023)

1. Nhận xét tình hình sinh vật gây hại trong kỳ

– Trên cây lúa vụ Mùa 2023: Bệnh đốm nâu TLB 3,0-30,0%, DNT 397,0 ha (nhẹ) gây hại tại Mang Yang, Đak Đoa, Đức Cơ…Bệnh khô vằn gây hại TLB 2,0 – 20%, DNT 312 ha (nhẹ) gây hại tại Mang Yang, Chư Păh. Bệnh đen lép hạt TLB 1,9 – 8,0%, DNT 88,2 ha (nhẹ) gây hại tại tx.An Khê, Krông Pa. Bệnh đạo ôn lá TLB 1,0-10,0%, DNT 47,8 ha (nhẹ) gây hại tại Kbang, Pleiku, Chư Păh. Các đối tượng khác xuất hiện gây hại rải rác.

– Trên cây rau: Sâu tơ (họ thập tự), ruồi đục quả (họ bầu bí), bệnh thán thư (cây ớt) gây hại rải rác tại các vùng trồng rau.

– Trên cây cà phê: Bệnh gỉ sắt TLB 4,0 – 32,0%, DTN 2.911,0 ha (nhẹ 2.861,0 ha, trung bình 50 ha) gây hại tại Chư Prông, Mang Yang, Kbang,… Rệp sáp TLH 2,5 – 25,0%, DTN 2.174,0 ha (nhẹ 2.157,0 ha, trung bình 17 ha) gây hại tại Chư Prông, Mang Yang, Chư Sê,…. Bệnh khô cành TLB 2,5 – 50,0%, DTN 2.824,7 ha (nhẹ 2.529,0 ha, trung bình 295,7 ha) gây hại tại Chư Prông, Ia Grai, Mang Yang…. Các đối tượng khác gây hại rải rác tại các vùng trồng cà phê.

– Trên cây tiêu: Bệnh vàng lá chết chậm TLB 2,0 – 21,0%, DTN 761 ha (nhẹ 357,8 ha, trung bình 231 ha, nặng 17,2 ha) gây hại tại Mang Yang, Chư Prông, Đak Đoa, Chư Pưh,  Chư Sê, Đức Cơ, Chư Pah, Pleiku.

– Trên cây mía: Xén tóc TLH 1,0 – 10,0%, DTN 92 ha (nhẹ), gây hại tại Kbang, An Khê…. Bọ hung MĐ 1,0 – 2,0 con/m2, DTN 34,0 ha (nhẹ) gây hại cục bộ tại An Khê, Đak Pơ.

Trên cây sắn: Bệnh khảm lá virus TLB 5,0 – 70,0%, DTN  6.732,4 ha (nhẹ 3.813,8 ha, trung bình 1.829,4 ha, nặng 1.089,2 ha),  gây hại tại Krông Pa 6.335,9 ha, Ia Pa 250 ha, Phú Thiện 54 ha, Đak Pơ 9,5 ha, Kbang 06 ha và thị xã Ayun Pa 77 ha.

– Trên cây ăn quả:

+ Cây sầu riêng: Bệnh cháy lá, chết đọt gây hại TLB 4,0 – 25,0% DTN 45 ha (nhẹ), gây hại tại huyện Chư Prông, Đức Cơ. Bệnh thối gốc TLB 2,0 – 20,0% DTN 20 ha (nhẹ), gây hại tại huyện Đức Cơ.

+ Cây chanh dây: Bệnh virus TLH 5,6 – 16,9% DTN 15 ha, gây hại tại huyện Chư Prông. Ruồi đục quả TLH 5,0 – 25,0% DTN 33 ha, gây hại tại huyện Chư Prông, Đak Đoa.

– Cây trồng khác: Sâu bệnh hại bình thường, diện tích và mật độ sâu bệnh hại thấp, mức độ gây hại không đáng kể.

III. DỰ BÁO SVGH VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO PHÒNG TRỪ

  1. Dự báo SVGH chủ yếu trong kỳ tới

Tình hình thời tiết trong thời gian tới mưa nhiều, có nắng mưa xen kẽ, tạo điều kiện cho các đối tượng sâu bệnh phát sinh, phát triển gây hại.

– Trên cây lúa vụ Mùa 2023: Trên lúa trà sớm: Bọ xít dài, bệnh khô vằn, lem lép hạt gây hại. Trên lúa trà chính vụ và trà muộn: Bệnh khô vằn, bệnh đạo ôn, rầy nâu.. phát sinh gây hại.

– Trên cây rau: Các đối tượng sâu bệnh xuất hiện gây hại bình thường.

– Trên cây cà phê: Rệp các loại gây hại giảm do thời tiết mưa nhiều. Bệnh gỉ sắt, khô cành khô quả, nấm hồng tiếp tục gây hại. Mọt đục cành, sâu đục thân, thán thư gây hại rải rác trên cà phê KTCB.

– Trên cây tiêu: Bệnh héo chết nhanh, bệnh vàng lá thối rễ tơ tiếp tục gây hại do thời tiết mưa nhiều, có nắng mưa xen kẽ. Rệp sáp cành, gốc; tuyến trùng rễ tiếp tục gây hại.

– Trên cây điều: Bọ xít muỗi, sâu đục thân cành, sâu đục rộp lá gây hại.

– Trên cây mía: Bọ hung, xén tóc tiếp tục gây hại trên diện tích đã bị nhiễm. Bệnh trắng lá mía xuất hiện gây hại rải rác.

– Trên cây sắn: Bệnh khảm lá virus hại sắn xuất hiện gây hại trên các vùng trồng sắn.

– Trên cây ăn quả: Bệnh cháy lá chết đọt, bênh thối gốc, bệnh xì mủ chảy nhựa thân gây hại trên cây sầu riêng; ruồi đục quả, bệnh virus, bệnh sương mai… gây hại trên cây chanh dây.

2. Đề xuất biện pháp chỉ đạo phòng trừ SVGH chủ yếu trong kỳ tới

Nhằm giảm thiểu thiệt hại do sâu bệnh gây ra, các địa phương cần triển khai thực hiện các biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại cây trồng tại các văn bản hướng dẫn của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Kế hoạch số 5091/KH-SNNPTNT ngày 05/12/2022 về Phòng chống bệnh khảm lá virus hại sắn vụ Đông xuân 2022-2023 và cả năm 2023; Văn bản số 4773/SNNPTNT-CCTTBVTV ngày 10/12/2021 về việc tăng cường quản lý giống sắn phục vụ sản xuất Đông Xuân 2021-2022 và các năm tiếp theo; Văn bản số 3171/SNNPTNT-TTBVTV ngày 10/8/2022 về việc hướng dẫn sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trên một số cây trồng có tiềm năng xuất khẩu; Văn bản  số 545/CCTTBVTV-BVTV&KDTV ngày 22/8/2022 về việc hướng dẫn kỹ thuật quản lý tổng hợp bệnh Greening, bệnh vàng lá thối rễ và bệnh Tristeza gây hại trên cây trồng có múi; Văn bản số 625/CCTTBVTV-BVTV&KDTV ngày 21/9/2022 về việc điều tra, nắm bắt và báo cáo số liệu sâu bệnh gây hại cây ăn quả trên địa bàn tỉnh; Văn bản số 91/CB-CCTTBVTV ngày 13/02/2023 về việc cảnh báo rệp sáp hại cà phê năm 2023; Văn bản  số 418/CCTTBVTV-BVTV&KDTV ngày 30/5/2023 về việc hướng dẫn các biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại cây chanh leo trên địa bàn tỉnh; Văn bản  số 476/CCTTBVTV-BVTV&KDTV ngày 15/6/2023 về hướng dẫn các biện pháp phòng trừ sâu đầu đen gây hại cây dừa trên địa bàn tỉnh; Văn bản  số 526/CCTTBVTV-BVTV&KDTV ngày 30/6/2023 về việc phát triển sản xuất sắn bền vững và phòng trừ bệnh khảm lá virus hại sắn trên địa bàn tỉnh.

– Trên cây lúa vụ Mùa 2023: Áp dụng IPM, ICM vào sản xuất. Thăm đồng thường xuyên phát hiện các đối tượng dịch hại kịp thời để xử lý sớm khi đạt ngưỡng phòng trừ, nhất là đối với rầy nâu, bệnh đạo ôn, khô vằn. Theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết để điều tiết nước dư trên ruộng tránh ngập úng trong mùa mưa, kịp thời thu hoạch những diện tích lúa đã chín.

Trên cây rau các loại: Ứng dụng biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp IPM vào phòng trừ và sản xuất rau theo quy trình rau an toàn, quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, quy trình sản xuất rau hữu cơ; ưu tiên sử dụng thuốc trừ sâu có nguồn gốc thảo mộc, sinh học, chỉ sử dụng thuốc trong danh mục cho rau và đảm bảo đúng thời gian cách ly theo hướng dẫn trên bao bì.

– Trên cây cà phê: Kiểm tra sự phát sinh gây hại của bệnh khô cành khô quả, bệnh nấm hồng để có biện pháp xử lý kịp thời không để lây lan, tránh hiện tượng rụng quả. Các vườn cà phê tái canh khi thực hiện cần tuân thủ theo Quy trình tái canh cà phê vối ban hành kèm theo Quyết định số 2085/QĐ-BNN-TT, ngày 31/5/2016 của Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

– Trên cây tiêu: Vệ sinh vườn cây, thu gom tàn dư cây bệnh đem tiêu hủy để giảm nguồn lây lan, tỉa bớt cành cây choái sống hoặc cây trồng khác trên vườn để tạo sự thông thoáng, giảm ẩm độ của vườn cây, đào rãnh thoát nước đối với những vườn tiêu dễ bị ngập úng trong mùa mưa. Thường xuyên kiểm tra vườn tiêu nhằm phát hiện sớm bệnh héo chết nhanh, vàng lá chết chậm, rệp sáp gốc,… để có các biện pháp xử lý kịp thời; sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc sinh học và thuốc bảo vệ thực vật ít độc hại, ít tồn dư, ít gây ô nhiễm môi để phòng trừ, sử dụng theo nguyên tắc 4 đúng (Đúng thuốc – Đúng nồng độ, liều lượng – Đúng thời điểm – Đúng cách). Tăng cường hướng dẫn người dân tổ chức sản xuất hồ tiêu theo tiêu chuẩn GAP, hữu cơ, Rainforest Alliance (RA).

– Trên cây mía: Đối với những ruộng mía có xuất hiện bệnh trắng lá mía, tuyên truyền, hướng dẫn người dân nhổ bỏ những bụi mía bị nhiễm bệnh trắng lá mía, đem ra khỏi ruộng để tiêu hủy. Theo dõi sự xuất hiện gây hại của nhện đỏ và phòng trừ kịp thời, đặc biệt là vào các thời điểm có nắng nóng kéo dài. Tăng cường chăm sóc, bón phân cân đối, đầy đủ giúp cây mía sinh trưởng, phát triển tốt, hạn chế sâu bệnh gây hại. Tiếp tục theo dõi, phòng trừ bọ hung, xén tóc gây hại theo hướng dẫn của cơ quan chuyên môn.

– Trên cây sắn: Thường xuyên kiểm tra diện tích trồng sắn, kịp thời phát hiện và hướng dẫn người dân phòng trừ, xử lý, hạn chế thấp nhất việc lây lan ra diện rộng; tiếp tục chăm sóc, bón phân cân đối giúp cây sắn phát triển tốt, lướt qua ngưỡng gây hại của bệnh. Tổ chức tập huấn, thông tin tuyên truyền cho người trồng sắn nhận thức được tác hại của bệnh khảm lá virus hại sắn và hướng dẫn cho nông dân nắm được quy trình sản xuất sắn, quy trình xử lý bệnh khảm lá sắn.

– Trên cây điều: Tăng cường kiểm tra đồng ruộng nếu thấy bọ xít muỗi xuất hiện và gây hại tiến hành sử dụng các hoạt chất như Citrus oil, Permethrin để phòng trừ. Phòng trừ bọ xít muỗi hại điều theo Văn bản số 453/BVTV-QLSVGHR ngày 15/3/2017 của Cục Bảo vệ thực vật về việc ban hành Quy trình kỹ thuật quản lý bọ xít muỗi và bệnh thán thư hại điều.

– Trên các loại cây ăn quả: Thường xuyên thăm vườn, theo dõi tình hình SVGH để có biện pháp xử lý kịp thời; áp dụng quy trình chăm sóc, phòng trừ các đối tượng sâu bệnh hại theo Sổ tay hướng dẫn kỹ thuật canh tác theo VietGAP cho 10 loại cây ăn quả chủ lực được ban hành tại Văn bản số 70/TT-CCN ngày 18/01/2022 của Cục Trồng trọt; Văn bản số 418/CCTTBVTV-BVTV&KDTV ngày 30/5/2023 về việc hướng dẫn các biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại cây chanh leo trên địa bàn tỉnh.

Đề nghị Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp các huyện, thị xã, thành phố thường xuyên theo dõi, nắm bắt kịp thời tình hình sinh vật gây hại và công tác chỉ đạo, hướng dẫn ở UBND cấp xã; tổ chức kiểm tra thực tế tình hình sinh vật gây hại trên đồng ruộng; kịp thời phối hợp, hỗ trợ UBND cấp xã chỉ đạo phòng chống hiệu quả, ngăn chặn kịp thời, tránh để lây lan. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn vướng mắt báo cáo kịp thời về Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật (điện thoại 0269.3872360) để được hướng dẫn./.

Tin khác