Bệnh trắng lá mía xuất hiện tại tỉnh Gia Lai cuối năm 2013, đến năm 2018 bệnh trắng lá mía gây hại trên diện rộng tại các huyện Ia Pa, Đak Pơ, Phú Thiện, Krông Pa, Kong Chro với diện tích nhiễm 2.034,3 ha. Trong năm 2019, năm 2020 được sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm soát chặt chẽ của ngành nông nghiệp, bệnh trắng lá mía đã được khống chế, không còn diện tích nhiễm trên đồng ruộng. Tuy nhiên, theo báo cáo của Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tính đến đầu tháng 6/2021 bệnh trắng lá mía đã xuất hiện gây hại trở lại tại huyện Ia Pa với diện tích nhiễm 393 ha (nhẹ 215,5 ha, trung bình 131,5 ha, nặng 46 ha), trong đó diện tích đã được phòng trừ tiêu hủy nguồn bệnh là 45,8 ha, diện tích nhiễm bệnh hiện còn trên đồng ruộng là 347,2 ha; bệnh trắng lá mía gây hại chủ yếu trên các giống như: KK3, Uthong 7, K95-84, K84-200…
Bệnh trắng lá mía do dịch khuẩn bào Phytoplasma (trung gian giữa vi khuẩn và virus) gây ra; bệnh lan truyền qua hom giống đã bị nhiễm bệnh, không lan truyền qua môi giới truyền bệnh; hiện chưa có thuốc đặc hiệu phòng trừ, các biện pháp chủ yếu là sử dụng giống sạch bệnh, kiểm dịch thực vật, tiêu hủy nguồn bệnh và biện pháp kỹ thuật canh tác. Dự báo trong thời gian tới, bệnh trắng lá mía tiếp tục gây hại trên các diện tích đang bị nhiễm do bệnh đã có tiềm ẩn trên đồng ruộng từ trước, khi gặp thời tiết nắng nóng kèm theo mưa xen kẽ đây là điều kiện thuận lợi cho bệnh trắng lá mía phát sinh gây hại.
Để hạn chế bệnh trắng lá mía lây lan phát sinh trên diện rộng, làm ảnh hưởng đến vùng nguyên liệu của các nhà máy đường trong tỉnh. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị Ủy ban nhân dân các địa phương trồng mía; các đơn vị chuyên môn trực thuộc Sở; các công ty, nhà máy đường trên địa bàn tỉnh và các ban ngành liên quan khẩn trương tập trung triển khai các biện pháp phòng trừ: Nội dunng hướng dẫn chi tiết xem tại đây 1734 Hướng dẫn biện pháp phòng trừ bệnh trăng lá mía tren dia ban tinh Gia Lai