BÁO CÁO Tình hình sinh vật gây hại cây trồng (Từ ngày 28/4/2021 đến ngày 04/5/2021)

1. Nhận xét tình hình sâu bệnh gây hại 

– Trên cây lúa : Bệnh đạo ôn lá TLB 2,1-10%, DTN 47,9 ha, phân bố tại Pleiku, An Khê. Sâu đục thân TLH 1,0-5,0, DTN 34,8 ha, phân bố tại KBang. Bệnh đạo ôn cổ bông TLB 1,0-5,0%, DTN 13,9, phân bố tại An Khê.

– Trên cây rau: Ruồi đục quả (họ bầu bí), bệnh thán thư (cây ớt), sâu tơ (họ thập tự) gây hại rải rác tại các vùng trồng rau.

– Trên cây Cà phê: Bệnh gỉ sắt TLB 10,9-31%, DTN 3.043,5 ha, gây hại tăng so với kỳ trước, phân bố tại các vùng trồng cà phê. Rệp sáp TLH 2,5-50%, DTN 3.579,2 ha, gây hại tăng so với kỳ trước. Bệnh khô cành, mọt đục cành gây hại rải rác tại các vùng trồng cà phê.

– Trên cây Tiêu: Bệnh vàng lá chết chậm TLB 8,6-24%, DTN 1.545,4 ha. Bệnh héo chết nhanh TLB 5,6-22,2%, DTN 112 ha, phân bố rải rác tại các vùng trồng tiêu.

– Trên cây Điều: Bọ xít muỗi TLH 5,3-26,6%, DTN 1.028,2 ha, gây hại tại Ia Grai, Kông Chro, Krông Pa.

– Trên cây Chè: Bọ trĩ, rầy xanh gây hại cục bộ tại Chư Păh. Các đối tượng sâu bệnh hại khác gây hại rải rác.

– Trên cây Mía: Xén tóc MĐ 0,4-2 con/m2, DTN 187 ha, gây hại tại Kbang, Đak Pơ, An Khê. Bọ hung MĐ 1-2 con/m2, DTN 71 ha, gây hại cục bộ tại Đak Pơ, An Khê.

Trên cây Sắn: Bệnh khảm lá virus hại sắn vụ Đông xuân 2020-2021 với diện tích nhiễm 1.031,55 ha (nhẹ 793,65 ha, trung bình 128 ha, nặng 109,9 ha), tương đương so với kỳ trước, phân bố tại thị xã Ayun Pa (84 ha), An Khê (284,7 ha) và các huyện Ia Pa (530 ha), Phú Thiện (68 ha), Krông Pa (10 ha), Kbang (49,35 ha), Đak Pơ (5,5 ha).

– Trên cây Ngô: Sâu keo mùa thu gây hại rải rác, mật độ ở mức thấp trên một số ít ruộng ngô trồng vụ Đông – xuân 2020-2021.

– Cây trồng khác: Sâu bệnh hại bình thường, diện tích và mật độ sâu bệnh hại thấp, mức độ gây hại không đáng kể.

2. Dự báo tình hình sinh vật gây hại và đề xuất biện pháp chỉ đạo phòng trừ

2.1 Dự báo SVGH chủ yếu trong kỳ tới

–  Trên cây Lúa vụ Đông xuân 2020-2021: Lúa đã và đang thu hoạch, các đối tượng sâu bệnh gây hại rải rác.

– Trên cây Rau: Các đối tượng dịch hại trên rau các loại tiếp tục gây hại.

– Trên cây Cà phê: Bệnh gỉ sắt, bệnh khô cành, bệnh thán thư tiếp tục gây hại. Chú ý theo dõi mật độ gây hại của rệp sáp để có biện pháp phòng trừ thích hợp. Mọt đục cành gây hại rải rác, cục bộ trên cà phê giai đoạn KTCB.

– Trên cây Tiêu: Bệnh héo chết nhanh, bệnh vàng lá chết chậm tiếp tục gây hại. Rệp sáp gốc có thể gia tăng gây hại.

– Trên cây Điều: Bọ xít muỗi, Sâu đục thân cành, sâu đục rộp lá,… tiếp tục gây hại.

– Trên Cây Mía: Bọ hung, xén tóc, sâu đục thân tiếp tục gây hại.

– Trên cây ngô: Sâu bệnh gây hại rải rác.

– Trên cây Sắn: Bệnh khảm lá virus gây hại tiếp tục gây hại trên các vùng trồng sắn.

2.2 Đề xuất biện pháp chỉ đạo phòng trừ SVGH chủ yếu trong kỳ tới

Nhằm giảm thiểu thiệt hại do sâu bệnh gây ra, các địa phương cần triển khai thực hiện các biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại theo Văn bản hướng dẫn số 643/SNNPTNT-BVTV ngày 11/3/2021 của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về tập trung chỉ đạo phòng, chống bệnh khảm lá virus hại sắn và một số đối tượng sâu bệnh hại nguy hiểm trên cây trồng và Văn bản số 132/CB-CCTTBVTV ngày 12/3/2021 của Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật về việc Cảnh báo tình hình rệp sáp hại cà phê và các biện pháp chỉ đạo phòng trừ trong thời gian tới.

– Trên cây lúa vụ Đông xuân 2020-2021: Các diện tích lúa đã thu hoạch cần cày bừa, phơi ải đất để diệt trừ mầm mống sâu bệnh cho vụ sau. Thu hoạch nhanh gọn các trà lúa chín. Chú ý theo dõi chặt chẽ sự gia tăng gây hại của rầy nâu, bệnh đạo ôn cổ bông trên trà lúa muộn để chủ động phòng trừ có hiệu quả.

– Trên cây rau các loại: Ứng dụng biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp IPM vào phòng trừ và sản xuất rau theo quy trình rau an toàn, chương trình ViệtGAP trên rau, sản xuất rau hữu cơ.

– Trên cây cà phê: Bón phân cân đối giúp cây sinh trưởng, phát triển tốt. Thường xuyên kiểm tra các khu vực bị nhiễm rệp sáp ở thời vụ trước để có biện pháp phòng trừ tránh lây lan. Các vườn cà phê tái canh khi thực hiện cần tuân thủ theo Quy trình tái canh cà phê vối ban hành kèm theo Quyết định số 2085/QĐ-BNN-TT, ngày 31/5/2016 của Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

– Trên cây tiêu: Tiến hành cắt cành, tạo tán, vệ sinh vườn sạch sẽ, thu gom tàn dư thực vật đem tiêu hủy, tủ gốc giữ ẩm, siết nước để cây hồ tiêu phân hóa mầm hoa. Đối với vườn kiến thiết cơ bản: Bón phân cân đối, đầy đủ, chú ý không bón sát gốc, kiểm tra phát hiện rệp mềm hại đọt non để phòng trừ sớm.

– Trên cây mía: Xử lý đất, hom giống trước khi trồng, tuân thủ quy trình trồng, chăm sóc theo hướng dẫn của cơ quan chuyên môn.

– Trên cây sắn: Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc vận chuyển, buôn bán hom giống trên địa bàn; xử lý nghiêm các hành vi trao đổi, mua bán giống sắn bị nhiễm bệnh khảm lá hoặc các giống sắn không rõ nguồn gốc. Thường xuyên điều tra phát hiện kịp thời bệnh khảm lá sắn trên địa bàn, chỉ đạo tiêu hủy ngay khi phát hiện và xác minh nguồn gốc để xử lý theo quy định của pháp luật.

 – Trên cây ngô: Kiểm tra sự phát sinh gây hại của sâu keo mùa thu để có biện pháp xử lý sớm không để lây lan.

 – Trên cây trồng khác: Theo dõi diễn biến của các đối tượng dịch hại, nếu phát hiện sâu bệnh xuất hiện gây hại thì báo ngay cho Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp các huyện, thị xã, thành phố hoặc Chi cục Trồng trọt và BVTV tỉnh (điện thoại 02693.872.360) để được hướng dẫn biện pháp xử lý kịp thời, hiệu quả./.

Tin khác