1. Nhận xét tình hình sinh vật gây hại trong kỳ
– Trên cây lúa Đông xuân 2020-2021: Bọ trĩ TLH 5,0-12%, DTN 85,3 ha, phân bố rải rác tại Kbang, An Khê, Ia Pa… Sâu cuốn lá nhỏ TLH 10-30%, DTN 170,5 ha, phân bố cục bộ Chư Prông, Đăk Pơ, Pleiku, An Khê. Bệnh đạo ôn TLB 7,0-20 DTN 154 ha, phân bố tại Pleiku, Chư Prông, Krông Pa, Đăk Pơ. Tuyến trùng rễ 8,0-20%, DTN 185,5 ha, phân bố cục bộ tại Đăk Đoa, Đăk Pơ, An Khê, Ia Pa. Bệnh khô vằn TLB 1,0-10%, DTN 20 ha, phân bố cục bộ tại Đức Cơ.
– Trên cây rau: Ruồi đục quả (họ bầu bí), bệnh thán thư (cây ớt), sâu tơ (họ thập tự) gây hại rải rác tại các vùng trồng rau.
– Trên cây Cà phê: Bệnh gỉ sắt TLB 14-37,7%, DTN 3.427,4 ha, gây hại giảm so với kỳ trước, phân bố tại các vùng trồng cà phê. Rệp sáp TLH 2,5-50%, DTN 1.883,6 ha, gây hại tăng so với kỳ trước. Bệnh khô cành, mọt đục cành gây hại rải rác tại các vùng trồng cà phê.
– Trên cây Tiêu: Bệnh vàng lá chết chậm TLB 8,3-28,6%, DTN 1.880,4 ha. Bệnh héo chết nhanh TLB 6,7-33,3%, DTN 112,5 ha, phân bố rải rác tại các vùng trồng tiêu.
– Trên cây Điều: Bọ xít muỗi TLH 5,1-30%, DTN 1.075,1 ha, gây hại tại Ia Grai, Kông Chro.
– Trên cây Chè: Bọ trĩ, rầy xanh gây hại cục bộ tại Chư Păh. Các đối tượng sâu bệnh hại khác gây hại rải rác.
– Trên cây Mía: Xén tóc MĐ 0,4-2 con/m2, DTN 187 ha, gây hại tại Kbang, An Khê, Đăk Pơ. Bọ hung MĐ 1-2 con/m2, DTN 35 ha, gây hại cục bộ tại Đăk Pơ.
– Trên cây Sắn: Bệnh khảm lá virus hại sắn vụ Đông xuân 2020-2021 với diện tích nhiễm 50 ha (nhẹ), phân bố tại các huyện Phú Thiện (34 ha), Krông Pa (10 ha), Kbang (6 ha).
– Trên cây Ngô: Sâu keo mùa thu gây hại rải rác, mật độ ở mức thấp trên một số ít ruộng ngô trồng vụ Đông – xuân 2020-2021.
– Cây trồng khác: Sâu bệnh hại bình thường, diện tích và mật độ sâu bệnh hại thấp, mức độ gây hại không đáng kể.
2. DỰ BÁO SVGH VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO PHÒNG TR
a). Dự báo SVGH chủ yếu trong kỳ tới
– Trên cây Lúa vụ Đông xuân 2020-2021:
+ Trà sớm: Sâu đục thân, sâu cuốn lá gây hại gia tăng. Bệnh đạo ôn, bệnh khô vằn gây hại rải rác. Chú ý theo dõi mật độ gây hại của rầy nâu.
+ Đại trà + Trà muộn: Sâu cuốn lá, sâu đục thân, bệnh đạo ôn lá xuất hiện gây hại.
– Trên cây Rau: Các đối tượng dịch hại trên rau các loại tiếp tục gây hại.
– Trên cây Cà phê: Bệnh gỉ sắt, bệnh khô cành, bệnh thán thư tiếp tục gây hại. Chú ý theo dõi mật độ gây hại của rệp sáp để có biện pháp phòng trừ thích hợp.
– Trên cây Tiêu: Bệnh héo chết nhanh, bệnh vàng lá chết chậm tiếp tục gây hại và biểu hiện rõ triệu chứng.
– Trên cây Điều: Bọ xít muỗi, Sâu đục thân cành, sâu đục rộp lá,… tiếp tục gây hại.
– Trên Cây Mía: Bọ hung, xén tóc, sâu đục thân tiếp tục gây hại.
– Trên cây ngô: Sâu bệnh gây hại rải rác.
– Trên cây Sắn: Bệnh khảm lá virus gây hại tiếp tục tăng trên sắn trồng mới ở giai đoạn cây con, phát triển thân, lá
b) Đề xuất biện pháp chỉ đạo phòng trừ SVGH chủ yếu trong kỳ tới
– Trên cây lúa vụ Đông xuân 2020-2021:
+ Trà sớm: Thường xuyên kiểm tra đồng ruộng để nắm bắt tình hình gây hại của bệnh đạo ôn lá, bệnh khô vằn, rầy nâu để có biện pháp xử lý kịp thời.
+ Đại trà và trà sớm: Hướng dẫn nông dân áp dụng IPM, ICM ngay từ đầu vụ. Theo dõi tình hình gây hại của sâu đục thân, sâu CLN để chủ động phòng trừ có hiệu quả.
– Trên cây rau các loại: Ứng dụng biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp IPM vào phòng trừ và sản xuất rau theo quy trình rau an toàn, chương trình Việt-GAP trên rau, sản xuất rau hữu cơ.
– Trên cây cà phê: Thường xuyên kiểm tra các khu vực bị nhiễm rệp sáp ở thời vụ trước để có biện pháp phòng trừ tránh lây lan. Theo dõi mọt đục cành trên cây cà phê KTCB phòng trừ kịp thời theo chỉ đạo của cơ quan chuyên môn, cắt những cành bị mọt, bệnh gây hại, thu gom mang ra ngoài tiêu hủy để giảm nguồn lây lan. Các vườn cà phê tái canh khi thực hiện cần tuân thủ theo Quy trình tái canh cà phê vối ban hành kèm theo Quyết định số 2085/QĐ-BNN-TT, ngày 31/5/2016 của Bộ nông nghiệp và PTNT.
– Trên cây tiêu: Vệ sinh vườn sạch sẽ trước khi thu hoạch. Đối với vườn kiến thiết cơ bản: Bón phân cân đối, đầy đủ, chú ý không bón sát gốc, kiểm tra phát hiện rệp mềm hại đọt non để phòng trừ sớm.
– Trên cây mía: Khuyến cáo, hướng dẫn người dân tuân thủ nghiêm ngặt quy trình thu hoạch. Khi thu hoạch nên chặt sát gốc, vệ sinh đồng ruộng, thu gom tàn dư thực vật tiêu hủy. Xử lý đất, hom giống trước khi trồng, tuân thủ quy trình trồng, chăm sóc theo hướng dẫn của cơ quan chuyên môn.
– Trên cây sắn: Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát chặt việc vận chuyển, buôn bán hom giống trên địa bàn; xử lý nghiêm các hành vi trao đổi, mua bán giống sắn bị nhiễm bệnh khảm lá hoặc các giống sắn không rõ nguồn gốc. Thường xuyên điều tra phát hiện kịp thời bệnh khảm lá sắn trên địa bàn, chỉ đạo tiêu hủy ngay khi phát hiện và xác minh nguồn gốc để xử lý theo quy định của pháp luật.
Tổ chức tập huấn, thông tin tuyên truyền bằng nhiều hình thức, nâng cao nhận thức của nhân dân về cách phát hiện bệnh và các biện pháp phòng trừ. Phun trừ môi giới truyền bệnh, tiến hành nhổ tiêu hủy những diện tích sắn bị nhiễm bệnh khảm lá virus để tránh lây lan nguồn bệnh. Khi tiến hành tiêu hủy cần tuyệt đối tuân thủ những yêu cầu về an toàn lao động, kiểm soát chặt chẽ an toàn khi sử dụng thuốc BVTV, môi trường. Phòng trừ bệnh khảm lá virus hại sắn theo Văn bản số 1605/BVTV-TV ngày 21/7/2017 của Cục Bảo vệ thực vật về việc ban hành Quy trình kỹ thuật phòng trừ bệnh khảm lá virus hại sắn.
– Trên cây ngô: Kiểm tra sự phát sinh gây hại của sâu keo mùa thu để có biện pháp xử lý sớm không để lây lan.
– Trên cây trồng khác: Theo dõi diễn biến của các đối tượng dịch hại, nếu phát hiện sâu bệnh xuất hiện gây hại thì báo ngay cho Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp các huyện, thị xã, thành phố hoặc Chi cục Trồng trọt và BVTV tỉnh (điện thoại 02693.872.360) để được hướng dẫn biện pháp xử lý kịp thời, hiệu quả./.